Kiến thức chung về chống thấm tường, sân thượng…

Chống thấm tường, sân thượng, sàn,…sao cho hiệu quả là một trong những vấn đề rất được coi trong trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.Chống thấm không chỉ quan trọng với phòng khách, phòng ngủ. Mà còn đặc biệt quan trọng đối với tường nhà vệ sinh. Bởi đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.Như các bạn đã biết. Tường bị ngậm nước quá lâu sẽ mất đi tính chất cơ lý và giảm tuổi thọ. Do đó sẽ dễ dàng bị hư hại, thấm, giảm kết dính, độ chịu lực. Hơn nữa, còn trở thành nơi tích chứa vi khuẩn, nấm độc gây hại sức khỏe. Nhất là với trẻ em, người già, và những người có thể trạng yếu.

Giải pháp chống thấm hiệu quả giá rẻ

Tường bị ẩm mốc, thậm chí là rêu mọc lên làm mất mỹ quan và an toàn.

Trần bị thấm thấm nước và các xử lý

Bởi thế, buộc phải có những biện pháp chống thấm hiệu quả nhất. Sau đây, chúng ta cùng xem qua một số phương pháp chống thấm khá quen thuộc:

Cách chống thấm tường hiệu quả nhất

Che chắn cho bề mặt tường

Trồng cây xanh để làm mát tường, giảm hư hại kết cấu, phòng chống thấm nước
Trồng cây xanh để làm mát tường, giảm hư hại kết cấu, phòng chống thấm nước

Tường nhà thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt độ thay đổi nhanh, lúc nắng lúc mưa. Do đó bị co giãn gây nứt, thấm nước, rêu mốc.

Để khắc phục điều này, cần sử dụng những biện pháp che chắn cho tường.

Như hình trên, bạn có thể trồng cây xung quanh, cây leo, kết hợp mái tôn để bảo vệ ngôi nhà.Nhược điểm là yêu cầu phải chăm sóc cây. Thậm chí không đẹp lắm. Những loại cây leo bám vào tường dễ làm hư hỏng tường. Bởi cây ăn canxi trên tường, và tạo độ ẩm thường xuyên.

Gia cố hệ thống thoát nước

Đường thoát nước bị tắc do rác và bụi cát cũng gây nguy cơ tràn nước vào tường. Các vị trí cổ ống nước đi qua tường bê tông là yếu điểm dễ tạo khe hở sau một thời gian sử dụng. Cần sử dụng vữa không co ngót TKA Grout cho những vị trí này. Có thể kết hợp thanh trương nở cao su để tăng độ an toàn.

Sử dụng vật liệu chống thấm

Có nhiều vật liệu chống thấm cho tường, trần nhà, sàn nhà. Quý anh chị có thể sử dụng sơn chống thấm. Tuy nhiên, sơn chống thấm thông thường (sơn trang trí có tính năng chống thấm) không phải là giải pháp lâu dài. Với sơn chống thấm loại này, sau thời gian sử dụng cùng những tác động của thời tiết, lớp sơn dễ dàng bị bong tróc ra. Do đó việc bảo trì sửa chữa tốn kém mà không đem lại sự an toàn thực sự.

Sơn trang trí dễ bị tróc, không thể chống thấm
Sơn trang trí dễ bị tróc, không thể chống thấm

Sử dụng vật liệu chống thấm hiệu quả

Để khắc phục mặt hạn chế của sơn thông thường, vật liệu chống thấm chuyên dụng ra đời. Trong đó phải kể đến sơn chống thấm 2 thành phần TKA MasterSeal (gốc xi măng + polymer), loại đặc biệt loại có tính năng “siêu đàn hồi” TKA MasterSeal Plus với khả năng chịu co giãn siêu mạnh (chịu kéo dài 2 lần).

Những loại sơn chống thấm chuyên dụng kể trên là loại vật liệu có thể phun bằng máy hoặc quét tay bên trong kết cấu. Thứ vật liệu này, nhiều người vẫn nhầm lẫn là sơn bên ngoài. Nhưng thực ra là để quét bảo vệ chống thấm bên trong tường.

Để chống thấm bằng sơn chống thấm chuyên dụng, có nhiều cách. Chẳng hạn quét bên trong, hoặc bên ngoài tường xi măng, hoặc cả hai. Tuy nhiên cách hiệu quả nhất là phun thẳng lên bề mặt tường gạch cả 2 mặt khi chưa trát. Sau đó trát xi, quét sơn như bình thường (như vậy nó giống vật liệu kết cấu chứ không còn bị hiểu là sơn thông thường).

Những công trình đòi hỏi tiết kiệm chi phí, sẽ phải ưu tiên phun sơn cho bề mặt nào tiếp xúc với nước. Chẳng hạn việc chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm sàn – mái.

Ngoài sơn chống thấm chuyên dụng, còn sử dụng các vật liệu chống thấm khác như phụ gia chống thấm TKA Latex để trộn vữa (theo đúng tỉ lệ). Hỗn hợp này dùng để xây hoặc trát tường, giúp kết cấu chống thấm hoàn hảo hơn. Đặc biệt khi kết hợp sơn chống thấm siêu đàn hồi hoặc các loại gạch ốp chống thấm.

Gạch ốp chống thấm
Gạch ốp chống thấm chỉ hỗ trợ được một phần…

Đặc biệt, khuyến nghị anh em thi công công trình có tâm không nên sử dụng nước thủy tinh để chống thấm bể nước vì rất nguy hiểm (sự co giãn tạo vụn thủy tinh đi vào cơ thể sẽ không lường được hậu quả). Tôi biết có nhiều công trình đã sử dụng nước thủy tinh thậm chí cho bể nước sạch. Đối với các công trình khác, việc sử dụng nước thủy tinh sẽ làm giảm khả năng kết dính và đông kết. Thủy tinh có độ giòn rất cao nên không phù hợp sử dụng cho tường vì dễ dứt gãy, tạo vết nứt do co giãn nhiệt.

Xử lý chống thấm tường ngoài nhà cũ

Đây là một công việc khá gian nan dân tình thường gặp phải. Với những bức tường cũ không có kết cấu chống thấm. Mà không thể đập đi xây lại được.

Nếu không chống thấm tường nhà cũ thì khi nước thấm lên tường nhà đã mang theo một lượng muối khoáng nhất định nào đó. Trong lượng muối khoáng này có chứa khá nhiều dinh dưỡng cho các loại nấm mốc tồn tại và phát triển nhất, khi những loại này xâm nhập vào không gian sống sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp. Nói vậy chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng của việc chống thấm tường nhà cũ.

Thông thường, bà con mình thường cạo lớp vữa rồi phun nước lên tường gạch để trát lại, rồi quét sơn như thông thường. Nhưng do gạch và vữa cũ đã lão hóa sau thời gian dài ngấm nước (thợ thường gọi là bão hòa) nên không còn khả năng kết dính tốt. Theo thời gian dễ bị bong tróc trở lại.

Chống thấm tường nhà cũ
Chống thấm tường nhà cũ

Giải pháp hiệu quả trong trường hợp này là cạo hết vữa. Rồi sử dụng vât liệu chống thấm chuyên dụng MasterSeal để phun hoặc quét lên, sau đó mới trát lại tường. Tốt nhất nên sử dụng vữa trát có trộn phụ gia chống thấm TKA Latex. Đây là loại phụ gia kết nối giúp vữa bám tốt vào gạch, bê tông cũ.Cuối cùng có thể sơn bất kỳ loại sơn trang trí nào.

Lưu ý chân tường và móng trong trường hợp này, nếu cần thiết phải xử lý triệt để.

Cách chống thấm sân thượng, sàn nhà

Chúng ta thường nghĩ rằng sân thượng được làm bằng bê tông nên việc chống thấm là không cần thiết. Sự thật không phải là như thế. Bởi bê tông có thể sẽ có lỗ hổng làm phân tử nước đi qua. Hoặc qua thời gian thì bê tông cũng sẽ bị nước thẩm thấu dần dần xuyên qua và gây ra hiện tượng ẩm mốc.Bởi thế bắt buộc phải chống thấm sân thượng. Đặc biệt khi muốn sử dụng sân thượng làm không gian trồng rau, trồng cây xanh thì việc chống thấm sân thượng lại càng cần thiết hơn. Phải làm thế nào để chống thấm sân thượng được hiệu quả nhất?

Chống thấm sơn thượng với TKA Membrane
Chống thấm sơn thượng với TKA Membrane  (bitum, nhựa đường, mem đen,…)

Để chống thấm sân thượng có nhiều cách. Quý vị có thể sử dụng cách chống thấm sân thượng với nhựa đường. Hoặc có thể lát gạch chống thấm sân thượng. Chỉ khi chống thấm sân thượng tốt thì việc trồng rau trên sân thượng mới an toàn.

Chống thấm sân thượng bao gồm việc xử lý, bo tròn các góc bằng vữa. Sau đó tiến hành phủ lớp chống thấm siêu đàn hồi với độ bền cao. Cuối cùng tráng một lớp vữa hoặc gạch bảo vệ chống thấm lên bên trên. Cũng có thể dùng xi măng đánh độ dốc để nước không đọng lại.Ngoài ra cũng có những phương án khác có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp. Như việc:

  • Sử dụng bê tông cốt thép,
  • Dùng vữa không co để láng.
  • Dùng xi măng mác 100 để tạo độ dốc.
  • Dùng sỏi viên đường kính 3-5cm chung với bê tông.
  • Ngoài ra có thể dùng gạch chống thấm với chỉ nối là vật liệu chống thấm.
  • Dùng bạt che phía trên.

Tuy nhiên mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm và giới hạn của nó. Cần hiểu rõ và phối hợp các biện pháp để đảm bảo khả năng chống thấm an toàn.

Một số vật liệu chống thấm thường sử dụng:

Bấm để gọi thợ tư vấn miễn phí
5/5 - (24 bình chọn)

2 thoughts on “Kiến thức chung về chống thấm tường, sân thượng…

  1. admin nói:

    Bạt chống thấm
    Bạt chống thấm hay còn được gọi là màng chống thấm chứa 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại bao gồm cacbon đen, chất ổn định nhiệt, chất khoáng tia UV không gây độc hại và có thể sử dụng làm bể chứa nước ngọt trong không gian. Đồng thời bạt chống thấm cũng chứa nhiều ứng dụng hữu ích khác như xử lý nước thải, lót đáy bãi chôn lấp rác làm hồ nuôi tôm… Thường bạt chống thấm có chiều dày từ 0.3 – 3mm tùy theo ứng dụng mà sử dụng chiều dày tương ứng khác nhau.

    Nhựa đường chống thấm
    Nhựa đường chống thấm TKA Membrane là một cách chống thấm sân thượng được yêu thích. Chống thấm sân thượng với nhựa đường đem lại hiệu quả tương đối. Nó thường được kết hợp với màng khò. Nhựa đường chống thấm tồn tại dưới dạng lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Nhựa đường có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của của nhựa đường chống thấm là bitum nên nó thường bị nhầm với hắc ín. Tuy nhiên, hắc ín lại có hàm lượng bitum thấp hơn của nhựa đường và được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phá hủy các chất hữu cơ. Nhựa đường từ lâu được sử dụng vào việc chống thấm sân thượng. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường là cách đem lại hiệu quả tương đối nhờ những ưu điểm nổi bật của nó như khả năng bám dính trung bình trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ của nước ta, cho khả năng dẻo dai cao và chịu được áp lực của nước. Đồng thời nhựa đường còn có khả năng trám bít các vết nứt, các khe hở tất tốt đem lại sự an toàn và không độc hại.

     Chống thấm bằng tôn không phải là một phương pháp mới nhưng việc chống thấm tường bằng tôn cũng ngày càng được áp dụng phổ biến hơn. Sở dĩ tôn chống thấm được áp dụng thường xuyên là bởi vì những đặc tính, đặc thù của nó như khả năng chống nước gần như tuyệt đối, có thể bảo vệ hoàn hảo cho tường nhà, kiên cố, an toàn và vững chắc cũng như có tuổi thọ lâu năm. Kỹ thuật thi công của tôn chống thấm cũng không hề dễ dàng và chi phí cho giải pháp ốp tôn chống thấm tường nhà tương đối cao. Bề mặt tôn không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ so với sơn chống thấm

     Trên đây là tổng hợp những kiến thức khi chống thấm tường nhà, chống thấm sân thượng để hoàn thiện hơn cho không gian trong nhà của quý vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *