Ngành chống thấm sẽ ra sao trong giai đoạn suy thoái kinh tế?

Trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay. Không riêng ngành chống thấm, mà các ngành xây dựng đều gặp khó khăn chồng chất. Vậy những khó khăn đó là gì?

Hàng loạt khó khăn đối với ngành chống thấm xây dựng trong suy thoái kinh tế

Giá xăng tăng, cước vận tải tăng

Đây là điều tất yếu khi kinh tế suy thoái, tiền được in ra nhiều thêm. Mọi thứ sẽ đổ lên đầu tất cả. Và báo hiệu đầu tiên là giá xăng tăng.

Việc tăng giá xăng không chỉ khiến xe máy của anh em lao động phải chi thêm 100-200 ngàn đồng/ tháng. Mà cái chính là nó thể hiện việc mất giá của đồng tiền. Có nghĩa là gì? Mọi thứ cùng lúc tăng giá, tỉ lệ với sự mất giá của tiền. Nhưng chắc chắn, tiền lương hay giá dịch vụ không thể tăng ngay đâu. Các doanh nghiệp cũng ăn quả đắng và phải vật lộn căn ke từng đồng để sống sót.

Vật giá leo thang, giá vật tư tăng

Chống thấm không sử dụng không khí. Đến cả nước lã cũng phải dùng tiền để mua. Một khi đồng tiền nội mất giá, xăng tăng, không chỉ khiến vật tư nhập khẩu tăng giá đội n thứ. Mà nguyên vật liệu trong nước – thứ đại diện của của cải thật sự – cũng sẽ tăng giá mạnh (vì tiền giảm giá trị).

Điều gì sẽ xảy ra khi nguyên vật liệu tăng giá mạnh? Đó chính là hàng loạt dự án lớn nhỏ phải đình chỉ vì không đủ vốn. Ngành xây dựng bị đình trệ, và chống thấm chỉ là một lĩnh vực “nhỏ”, việc ảnh hưởng là tất yếu.

Như vậy, chi phí sinh hoạt cơ bản tăng, giá vật tư đầu vào tăng, giá dịch vụ chống thấm thì chưa tăng theo (xem thêm giá chống thấm ở đây). Trong khi đó, lượng công việc chống thấm xây dựng lại giảm đi. Quả thực là rất khó khăn đối với ngành chống thấm giai đoạn này.

Làm sao để ngành chống thấm vượt qua giai đoạn suy thoái?

Để tồn tại và phát triển qua giai đoạn suy thoái chung của cả nền kinh tế, ngành chống thấm cũng cần có những biện pháp rõ ràng:

Thứ nhất, tiết kiệm chi phí

Việc tiết kiệm chi phí là rất cần thiết khi vật giá leo thang. Lựa chọn các loại vật liệu trong nước tương đương, nhưng có giá tốt hơn.

Mọi chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp cũng cần thắt chặt hơn để dành tiền cho những việc có ích hơn. Đảm bảo nguồn sống cho doanh nghiệp, và nhân sự.

Thứ hai, giữ khách hàng cũ

Những đầu mối công việc, khách hàng thân quen là quan trọng nhất trong giai đoạn khó khăn. Nguồn việc ít đi, thì lựa chọn đối tác thân thiết luôn là ưu tiên hàng đầu. Tập trung nhiều hơn để chăm sóc những khách hàng này. Và điều tất yếu để làm được việc này là làm việc UY TÍN. Khi chúng ta cung cấp dịch vụ, hãy nghĩ tới lợi ích mà tất cả các bên đều đạt được. Nếu bạn muốn có lợi ích, mà tước đoạt lợi ích chính đáng của người khác, sẽ không mang lại sự bền vững cho chính bản thân.

Thứ ba, xây dựng mở rộng thị trường

Nghe có vẻ hơi không hợp lý, khi mà thị trường đang không có việc, cạnh tranh từng chút lại đầu tư đi mở rộng thị trường lúc này? Không hẳn như vậy, lúc suy thoái thì nên xây dựng các khách hàng tiềm năng “cho tương lai”. Tất nhiên, khoản chi phí cho danh mục mở rộng này không nên vung tay quá trán.

Khó khăn chung, không của riêng ai

Nếu bạn hiểu được nguyên tắc dễ người dễ ta, khó ta thì cũng khó cho người. Vậy thì cơ hội của bạn sẽ lớn hơn rồi đấy. Trong điều kiện khó khăn, thì tất cả đều gặp cùng vấn đề khó khăn đó. Chỉ cần chúng ta vẫn cố gắng nghĩ cách, thì sớm muộn thành quả cũng đáng tự hào.

Một điều đáng vui mừng khác, đó chính là: Tiền không tự nhiên sinh ra, càng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ lưu chuyển trong xã hội. Dù nhà nước có in tiền, làm giảm giá trị tiền trong túi chúng ta. Thì đồng tiền đó họ cũng sẽ tung ra và ai đó sẽ có được nó bằng cách nào đấy. Thay vì một thế hệ người giàu cũ, thì lại sản sinh ra một thế hệ người giàu mới. Và nhu cầu xây dựng, đầu cơ bất động sản của những người đó sẽ gia tăng. Nó lại kéo theo lượng việc làm lớn cho ngành xây dựng, và chống thấm. Đó là vòng tuần hoàn của nền kinh tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *