Nhà bị nứt phải làm sao?

Tầm quan trọng của một bức tường

Nhà bị nứt khiến chúng ta rất khó chịu. Về mỹ quan, vết nứt không chỉ xấu, còn làm hư hại về phong thủy. Ai cũng biết, bức tường tượng trưng cho sức mạnh bảo vệ (protecting strength) của mọi thứ. Không phải vô lý mà Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng cho xây Vạn Lý trường thành. Nó giúp đất nước Trung Quốc thời đó hưng thịnh và an toàn trước ngoại xâm. Hay Donald Trump luôn nỗ lực. Dù ông phải chống lại cả đảng Dân Chủ và Thượng – Hạ viện Hoa Kỳ để xây bức tường biên giới. Giúp nước Mỹ chống nạn nhập cư trái phép, làm suy yếu đạo đức và nền kinh tế mà họ đã xây dựng.
Tương tự như vậy, bức tường rào bảo vệ khu vườn và ngôi nhà của chúng ta, giúp chúng ta “thấy an toàn hơn”. Và gần gũi nhất là bức tường nhà, cũng là tường rào ở những nơi thành phố – vốn không có vườn. Đó là sức mạnh bảo vệ gia đình chúng ta trước kẻ xấu, ánh mắt dòm ngó, gió độc, tia UV,… và khói bụi, hơi ẩm. Về mặt tâm linh, bức tường cũng ngăn cản những năng lượng xấu.
Một khi bức tường bị rách, chúng ta không còn được sự bảo vệ trọn vẹn về mặt tâm linh. Và mặt khoa học, chúng ta phải đối mặt với sự ẩm thấm khi mưa gió, gây ra nấm mốc, vi khuẩn, bệnh tật.

Phải làm gì khi bức tường nhà bạn bị nứt?

Tất nhiên, phải giải quyết rồi. Trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phong thủy, và đi nhiều nơi trên mọi vùng miền. Tôi nhận thấy những gia đình tặc lưỡi, mặc kệ những vết nứt trên tường nhà thường có cuộc sống không được thuận buồm xuôi gió. Những gia đình biết chỉnh trang cho nhà đẹp, gọn, sạch. Dù họ có không giàu có, thì cũng có cuộc sống tương đối thuận lợi và vui vẻ.
Do vậy, chúng ta nhất định phải xử lý những vết nứt, nếu muốn có được chất lượng cuộc sống tốt hơn. Dù là về mỹ quan, kỹ thuật, phong thủy, hay tâm linh đi chăng nữa.

Các bước xử lý tường bị nứt

Thứ nhất, cần xác định nguyên nhân nứt do đâu:

  • Móng yếu
  • Do công trình xây dựng xung quanh
  • Do rung chấn giao thông (nhà cạnh tuyến đường thường xuyên có xe tải trọng lớn đi qua)
  • Không xác định nguyên nhân

Thứ hai, lập phương án xử lý:

  • Móng yếu: Cần chắc chắn đột sụt lún đã hết. Nếu không cần xử lý lại nền bằng việc cậy nền lên, dùng grout mác 600-800 để gia cố móng. Chi phí khá tốn kém vì những vật liệu đắt tiền này thường không sử dụng cho một khối lượng lớn.
  • Do công trình xung quanh: Phải đợi công trình của họ thi công xong, hoàn thiện thì mới xử lý được.
  • Do xe tải trọng đi lại gần nhà: Đào rãnh sâu xung quanh nhà và đổ bê tông. Độ sâu không được chỉ định. Tuy nhiên nên sâu hơn chân cọc nhồi 1-2 mét.
  • Không xác định nguyên nhân: Trát lại mạch nứt bằng xi măng. Quan sát tiếp 1 thời gian xem còn tiếp tục nứt nữa hay không. Nếu không có dấu hiệu, có thể bắt đầu sửa chữa.

Thứ ba, tiến hành sửa chữa, vá lại vết nứt tường:

  • Đục chữ V rộng 2-3cm theo vết nứt, chạm tới cốt gạch.
  • Đục bỏ phần vữa gắn gạch đã nứt
  • Ốp kín rồi rót vữa Grout 101S trộn Latex
  • Tại vị trí trên cùng của vết nứt, dùng vữa thông thường trộn latex, hoặc vữa đông cứng nhanh để trám.

Sơn lại tường và thưởng thức thành quả

5/5 - (17 bình chọn)

2 thoughts on “Nhà bị nứt phải làm sao?

  1. Nguyễn Minh Đức nói:

    Nhà bị nứt thì gọi thợ là nhanh nhất. Nhưng nên tìm hiểu như này, để còn biết mà làm. Chứ thợ họ vào trát cho tí xi rồi lại hỏng. Kiến thức không bao giờ thừa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.