Chọn và sử dụng vật liệu chống thấm hiệu quả là vấn đề quan trọng nhất trong việc chống thấm. Nó liên quan trực tiếp đến đối tượng cần chống thấm, phương pháp chống thấm, hiệu quả chống thấm và hiệu quả kinh tế.
Mục lục
Lựa chọn vật liệu chống thấm hiệu quả
Chống thấm 1 thành phần và nhiều thành phần:
Chống thấm mái, trần nhà xưa nay thường được sử dụng Membrane . Đây là loại vật liệu gốc bitum (nhựa đường). Tuy nhiên nhược điểm là đắt tiền và bị co giãn, bong tróc, không bám được vào bê tông và vật liệu khác lâu. Ngày nay vật liệu này đang dần ít được sử dụng vì yếu điểm kém bền theo thời gian.
Giải pháp thay thế cho Membrane này là vật liệu chống thấm 2 thành phần, nhiều thành phần gốc xi măng + polyme. Đây là loại vật liệu mới, được gọi là Master Seal (chuyên làm kín bề mặt).
Cao cấp hơn có thể sử dụng loại chống thấm nhiều thành phần TKA Master Seal Plus có khả năng co giãn đàn hồi, chống đứt gãy nên siêu bền. Sản phẩm này thường có đóng gói 5kg rất hợp lý, dễ thi công và tiết kiệm.
Chống thấm bằng nước thủy tinh lỏng, phụ gia chống thấm, vữa không co ngót?
Bể nước, sàn trước kia được thi công chống thấm bằng nước thủy tinh lỏng trộn bê tông. Tuy nhiên chưa có tài liệu an toàn khi sử dụng loại thủy tinh này trong bể nước. Và điểm yếu chính là việc lâu đông kết bê tông, bê tông giòn dễ đứt gãy hơn.
Ngày nay, người ta sử dụng phụ gia chống thấm tác nhân kết nối Latex cho việc chống thấm bằng bê tông tại nhiều vị trí. Điểm mạnh của vật liệu này là giúp kết nối tốt tại mạch ngừng, giúp bê tông bền hơn. Thời gian đóng rắn bê tông cũng giảm mạnh.
Với bể nước, chủ yếu dùng vật liệu chống thấm 2 thành phần kể trên làm lớp lót trước khi trát bê tông bên ngoài. Giữa lớp chống thấm này với tường gạch còn có thể gia cố bằng 1 lớp quét phụ gia kết nối Latex để nó trở lên hoàn hảo hơn.
Với trần, mái nhà thường được dùng vữa tự chảy không co ngót Grout để đổ tại các mạch ngừng, chống việc co ngót. Loại vữa này có ưu điểm giúp tránh tạo khe nứt do co giãn nhiệt.
Tuy nhiên các đội thợ chuyên nghiệp thường kết hợp 1 lớp quét phụ gia latex, 1-3 lớp chống thấm 2 thành phần rồi mới đổ vữa không co Grout. Vì loại vữa này cũng giống bê tông là không có thế mạnh đàn hồi. Nó cũng không thể đảm bảo phần bê tông cũ thôi co ngót tiếp! Ngoài ra, loại vữa này cũng không sử dụng cho các vị trí mặt đứng.
Một số vật liệu chống thấm đặc thù
Ngoài ra, đối với các vị trí đặc biệt còn sử dụng các vật liệu đặc biệt khác như:
- Vữa đóng rắn nhanh không co ngót TKA Quickset102 cho các vị trí có mạch nước đang thấm.
- Băng cản nước TKA Waterbar cho các mạch ngừng thi công ghép khối,…
- Thanh trương nở cao su TKA Hypeseal cho các đường ống.
Như vậy, tôi đã thống kê qua hầu hết những loại vật liệu chống thấm công trình cần dùng. Hi vọng quý bạn đọc đã có một sự chuẩn bị tốt để hoàn thiện công trình đúng cách, trước khi bước vào mùa mưa, để tránh sau này phải sửa chữa.
Để được tư vấn về kỹ thuật, vật liệu chống thấm TKA. Quý bạn đọc có thể liên hệ tới 2 giáo sư tại trường ĐH Xây dựng Hà Nội qua số 0388160300 (thày Thắng, hoặc thày Tuấn).
Ngoài ra, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp số hotline của chúng tôi.
Xin trân trọng cảm ơn.
Chọn vật liệu chống thấm hiệu quả phần lớn phụ thuộc vào tình trạng thấm, vị trí thấm, và phương pháp chống thấm. Còn chống thấm hiệu quả còn phụ thuộc tay nghề của thợ nữa. Mình nghĩ vậy
xin cho hỏi dùng vật liệu nước thủy tinh kết hợp xi măng chống thấm bể nước sinh hoạt trong gia đình có bị ảnh hưởng tới sức khỏe không ạ. xin cảm ơn
Được bạn nhé. Điểm yếu của thủy tinh là giòn. Và không tốt nếu có chấn động nền làm nứt bể, khiến thủy tinh vụn ra nước. Và không có độ đàn hồi nên nứt sẽ bị thấm. Bạn nên dùng xi măng chống thấm có gốc Polyme đàn hồi >50%, cao hơn sẽ tốt hơn. Để quét lót lớp bên trong trước khi trát. Thay vì nước thủy tinh có thể dùng phụ gia Latex để trộn vữa.