Cách chống thấm ngược khe lún, khe co giãn có chuyển vị lớn, rung lắc

Đã bao giờ bạn gặp trường hợp khe lún, khe nhiệt (khe co giãn) phải chống thấm chưa? Hẳn là dân xây dựng đã gặp nhiều. Tuy nhiên với những vị trí đặc thù với điều kiện khắc nghiệt như rung lắc mạnh, sụt lún lớn thì việc chống thấm KHÔNG hề đơn giản! Hay nói một cách không né tránh, thì việc chống thấm này cực kỳ khó và phức tạp. Đòi hỏi có kinh nghiệm và kiến thức về xây dựng, chống thấm. Trước hết chúng ta xem qua khái niệm về khe nhiệt, khe lún, khe kháng chấn:

Khe nhiệt là gì?

Khe nhiệt hay còn gọi là khe co giãn nhiệt. Là một khoảng hở hẹp để phân tách công trình thành hai khối riêng biệt. Khe nhiệt nhằm hạn chế ảnh hưởng bởi lực co giãn do thay đổi nhiệt độ tới kết cấu công trình.
Một công trình có chiều dài lớn (thường tính 40 m) sẽ dễ bị rạn nứt khi thời tiết, nhiệt độ thay đổi. Do đó tùy vào kích cỡ, quy mô công trình, đặc điểm địa chất nền mà người ta thiết kế một khe nhiệt phù hợp. Kích thước 1 khe co giãn thường dao động từ 1,5 đến 5 cm. Khe nhiệt chỉ cắt qua thân mà không cắt qua móng công trình. Nó bắt đầu từ một vị trí bất kỳ và kết thúc ở mái.

Khe kháng chấn là gì

Khe kháng chấn là một loại khe co giãn phân tách công trình gần giống khe nhiệt. Nhằm bảo vệ công trình khỏi các rung chấn địa chất như động đất, rung chấn do xây dựng công trình lớn xung quanh.
Những công trình dân dụng thông thường không tính đến việc bảo vệ này. Do đó, chúng thường bị hư hại khi có xây dựng cầu đường, cao ốc quanh đó. Chẳng hạn như cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã khiến rất nhiều nhà ở khu vực Phú Thọ, Yên Bái bị nứt dọc và gãy móng.

Khe Lún là gì?

Khe Lún cũng là một loại khe co giãn như khe nhiệt, khe kháng chấn. Nhưng khác là khe lún không chỉ cắt qua thân công trình, mà còn cắt qua móng công trình. Tức là cắt đôi toàn bộ công trình thành hai khối hoàn toàn riêng biệt, đảm bảo hai phần chuyển vị độc lập. Nhằm hạn chế ảnh hưởng do lún gây ra. Khoảng cách khe Lún thường là từ 24 m trở lên.

Khe co giãn nói chung được bố trí khi kích thước mặt bằng lớn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với xây dựng và an toàn công trình. Với kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối, tường ngoài lắp ghép thì khoảng cách khe co giãn là 65 m. Nếu tường ngoài liền khối thì phải bố trí khe co giãn với mật độ cao hơn, là 45 m. Các loại khe co giãn, khe kháng chấn, khe lún thường bố trí trùng nhau.

Vấn đề chống thấm khe co giãn

Khe co giãn tùy công trình mà phải làm chống thấm. Chẳng hạn như khe co giãn của đường ống, hầm dài bắt buộc phải chống thấm. Tuy nhiên việc sử dụng các loại vật liệu chống thấm thông thường là không hợp lý. Chẳng hạn:

  • Vữa grout sẽ làm hai khối liền mạch, mất tác dụng của khe co giãn
  • Màng chống thấm dạng quét thường không đạt độ dãn dài
  • Màng khò, màng nhựa không có độ bám và đàn hồi tốt trong điều kiện khắc nghiệt
  • Các loại Foam đều không phù hợp với biến dạng lớn

Nếu đã là khe lún, khe nhiệt, khe giãn thì thiết kế ban đầu đã phải có vật liệu phù hợp đó chính là các băng cản nước, mạch ngừng thì dùng dòng V, khe lún dùng dong O, trên mái nhà đơn giản là xây bờ úp tôn… Trong quá trình thi công mà không có thì để chữa cháy sẽ có các cách khắc phục riêng tùy theo biến dạng chuyển vị thế nào. Còn nếu kết cấu mà chuyển vị quá lớn và bất thường nói vui là đập đi mà làm mới (ý kiến nhỏ cá nhân)!

Bạn cần một giải pháp có tính toán?

Nếu như muốn tính toán bạn phải có thông số kỹ thuật như biến dạng max, min, mức yêu cầu… Yêu cầu kỹ sư kết cấu tính toán kỹ càng. Đối với chuyển vị hơn 4 cm thì việc chống thấm là không thể thực hiện với các vật liệu chống thấm hiện nay. Đặc biệt trong những môi trường có máy móc hoạt động, rung lắc mạnh, thì càng không có vật liệu chống thấm nào chịu được thời gian dài. Đừng nghe họ quảng cáo!

Vật liệu chống thấm khe co giãn, khe lún, khe kháng chấn hiệu quả?

Biến dạng, chuyển vị lớn và bị rung động liên tục thì phải tìm vật liệu như săm ô tô. Ưu tiên chống thấm thuận chiều nếu có thể. Sau đây là cách làm chống thấm khe co giãn kích thước lớn, trong điều kiện khắc nghiệt như ngâm nước, rung lắc liên tục:

  • Trước hết cần cạo và vệ sinh lớp bê tông ở 2 bên mép khe co giãn.
  • Cắt săm ô tô thành chiều dài phù hợp và vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo.
  • Sử dụng Sika Flex dán săm ô tô với 2 bên mép khe co giãn (mép càng rộng càng tốt). Nhớ để săm có độ trùng nhất định để bảo vệ khi chuyển vị lớn.
  • Dùng đinh hay vít nở đóng dọc theo mép săm để gia cố nếu có thể
  • Quét trám lại khe tiếp giáp. Có thể dùng vữa không co trám lên để gia cố. Đối với trường hợp tiếp xúc ánh nắng, có thể quét thêm các lớp màng bảo vệ chịu được tia UV.
Chống thấm khe co giãn, khe lún bằng săm ô tô
Chống thấm khe co giãn, khe lún bằng săm ô tô

Với biện pháp trên cho phép chống thấm với chuyển vị lớn, rung lắc mạnh, điều kiện cực khắc nghiệt. Đối với các trường hợp khe co giãn dễ xử lý hơn có thể áp dụng biện pháp “nhẹ” hơn. Với khe lún thông thường có thể sử dụng băng cản nước O-Type. Đặc điểm của chất liệu này là bền. Độ đàn hồi trung bình. Với những chuyển vị nhỏ và không thường xuyên rung lắc thì đây là lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ở bài sau:

5/5 - (11 bình chọn)

One thought on “Cách chống thấm ngược khe lún, khe co giãn có chuyển vị lớn, rung lắc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.