Cách chống thấm cổ đường ống xuyên tường, xuyên sàn là hạng mục chống thấm không quá khó. Tuy nhiên lại rất cần sự cẩn trọng tỉ mỉ. Một khi làm không cẩn thận, sẽ vất vả hơn khi phải làm lại. Chúng ta cùng xem xem, cách chống thấm cổ ống như thế nào nhé.
Mục lục
Chống thấm cổ đường ống xuyên sàn
Chống thấm cổ ống xuyên sàn mới
Đối với những đường ống xuyên sàn mới. Người ta sẽ sử dụng vật liệu lót dưới lỗ để thi công vữa rót dễ dàng. Thường thì vật liệu lót đó là thanh trương nở cao su, một loại vật liệu trương lên khi gặp nước. Khi dùng thanh trương nở để quấn kín lỗ xuyên sàn. Người ta sẽ khuấy vữa không co ngót Grout 101s đổ lên một lớp 2-5cm tùy độ dày sàn. Sao cho còn lại một khoảng thiếu so với cốt sàn để thi công vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng Masterseal Plus. Tiếp đến trộn vữa với TKA Latex để láng lớp bảo vệ cho bằng cốt sàn. Mặt dưới của lỗ chỉ cần tô vữa.
Chống thấm cổ ống xuyên sàn cũ (sửa chữa)
Đối với đường ống xuyên sàn cũ. Trước tiên phải đục bỏ lớp vữa cũ xung quanh cổ đường ống. Sau đó vệ sinh sạch cả bề mặt ống và bề mặt bê tông. Tiếp đến sẽ quấn 1 vòng thanh trương nở cao su. Để tính chính xác chiều dài thanh trương nở cần cắt. Hãy đo đường kính ngoài D của ống, rồi xác định chiều dài thanh trương nở cao su cần đủ là: L = 3,14*D. Sau khi quấn thanh trương nở, người thợ sẽ khuấy vữa grout 101s trong 3-5 phút rồi rót trực tiếp vào vị trí đã đục. Để thiếu khoảng 2 cm để quét màng Masterseal Plus và tô vữa láng cho đủ cao độ sàn.
Đa số thợ thi công ít để ý đến việc vệ sinh bề mặt ống và mặt bê tông cũ. Chẳng hạn như hình sau, các thợ cần lưu tâm để tránh xảy ra:
Chống thấm cổ đường ống xuyên tường
Việc chống thấm cổ đường ống xuyên tường khó hơn nhiều so với chống thấm cổ ống xuyên sàn. Bởi góc ngang sẽ khó khăn cho việc thi công vữa rót. Việc thi công sẽ cần đến ghép cốp pha hợp lý. Hoặc những thủ thuật giúp việc rót vữa tự chảy thành công mà vữa không chảy ra ngoài.