Mục lục
Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược là hình thức chống thấm ở phía đối lập lại hướng nguồn nước.
Ta cũng có thể giải thích chân phương, đơn giản như sau: Nước ngấm từ mặt bên ngoài tường vào, ta tạo lớp chống thấm ở mặt bên trong tường. Hoặc nước ngấm từ trong bể ra, ta tạo chống thấm bên ngoài bể thì cũng là chống thấm ngược.
Thông thường, khi chống thấm thuận, vật liệu chống thấm đặt ở bề mặt phía có nguồn nước. Chẳng hạn nước từ ngoài nhà ngấm vào thì ta tạo lớp chống thấm ở tường bên ngoài. Hoặc mưa dột thì ta chống thấm từ sân mái. Đó là chống thấm thuận!
Có một số người giải thích hơi loằng ngoằng như sau, nhưng có lẽ là…không cần thiết: “Chống thấm ngược là việc chống thấm, bằng cách tạo màng chống thấm ở bề mặt bên trong thay vì bên ngoài. Nếu nguồn nước từ bên ngoài vào. Và ngược lại!”.
Tại sao phải chống thấm ngược?
Việc chống thấm ngược là bắt buộc trong những trường hợp không thể chống thấm xuôi (thuận). Chẳng hạn:
- Tường giáp giữa hai nhà;
- Bể, hầm, tầng ngầm, móng;
- Những trường hợp mà đã hoàn thiện xây dựng bên ngoài, không muốn phá dỡ để chống thấm xuôi.
Lý do phải làm chống thấm:
- Do vữa, gạch đều có tính xốp và hút được nước.
- Độ rỗng của vật liệu xây dựng
- Các khe, lỗ do mạch vữa bị thiếu khi đặt gạch khiến nước “chảy” qua dễ dàng.
- Với các chân tường, nước có thể được hút từ dưới lên từ 0.4 đến 1 mét cao tính từ cốt nền. Độ cao này tùy lượng nước, áp lực nước, độ cũ của công trình. Thông thường người ta chống thấm ngược 0.4-0.5m cho tường nhà vệ sinh.
Do vậy, nếu bên ngoài chưa có biện pháp chống thấm từ nguồn. Thì phải làm ở mặt phía còn lại vậy thôi. Nếu không nước sẽ thấm vào.
Nguyên tắc chống thấm ngược
Do áp lực nước từ phía trong tường đẩy ra bề mặt lớp chống thấm, nên có xu hướng tách lớp chống thấm khỏi tường. Do đó, nguyên tắc để chống thấm ngược là: Lớp chống thấm cần có khả năng bám dính mạnh mẽ vào tường, và có tính đàn hồi tốt.
Điều này không thể thực hiện với nhiều vật liệu, ngay cả Bitum (gốc nhựa đường). Bởi tường là gạch và xi măng. Do đó, cần những vật liệu gốc xi măng có tính đàn hồi. Do đó, phải sử dụng sản phẩm TKA Masterseal hoặc TKA Masterseal Plus.
Trường hợp chống thấm ngăn nước tức thời cũng được xem là chống thấm ngược. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt! Trường hợp này phải sử dụng một loại vữa chống thấm đông cứng nhanh Quickset 102 để xử lý cục bộ trước khi làm các biện pháp chống thấm toàn cục khác.
Sau đây là hình mô tả phương pháp chống thấm ngược:
Cách thi công chống thấm ngược
Thực tế, chống thấm tuân thủ các logic tự nhiên, nên cách thực hiện không khó khăn. Bạn chỉ cần hiểu cách bịt đường nước chảy vào, hiểu qua những vật liệu trên là hoàn toàn có thể làm được mà không cần biết quá sâu xa.
Khi thi công đọc cách trộn vật liệu và thời gian thi công là hoàn toàn làm được. Một công trình nhà vệ sinh nho nhỏ có thể có chi phí khoảng 3-5 triệu đồng cho việc chống thấm. Thời gian thi công thường không tới 2 ngày với 2 thợ. Do vậy, đây là một công việc cũng khá thú vị.
Đối với chống thấm sàn, mái, tường thường định mức bình quân 150.000 – 200.000 đ/m2 thi công. Giá có thể cao gấp rưỡi, gấp đôi, tùy vào độ phức tạp của mặt bằng. Hoặc do yêu cầu chất lượng cao. Hầu hết các đội thợ đều tuân thủ mức giá này để đảm bảo chi phí nhân lực, vật tư đầy đủ và chất lượng. Công việc vất vả nhất trong việc chống thấm nói chung là cậy gạch, đục lớp vữa cũ.
Các vật liệu thường dùng trong chống thấm ngược
- TKA Masterseal Plus (hoặc TKa Masterseal 02 cho chi phí thấp hơn nhưng đàn hồi thấp hơn)
- TKA Latex
- TKA Grout
- Vữa đông cứng nhanh (dùng cho bịt tức thời dòng nước nhỏ).
Các loại máy, thiết bị thường sử dụng
- Máy đục
- Máy xoa, tạo nhám, quét, hút bụi
- Máy khuấy (máy khoan + cánh khuấy)
- Máy bơm, nước
- Máy phun/ lăn/ chổi quét
Xem thêm khái niệm “chống thấm là gì?“
Dịch vụ chống thấm
Nếu bạn có nhu cầu tìm dịch vụ chống thấm hoặc muốn tư vấn kỹ thuật. Có thể liên hệ Sáng: 0971424863.
Gọi thợ thi công chống thấm
củng đơn giản nhỉ
giá master seal 2 thành phần thế nào?
Bài viết khá dễ hiểu. Thanks
Đọc những bài như này đơn giản dễ hiểu. Sau tự hình dung được. Chứ nhiều bài viết phức tạp quá đọc không ngấm.
Chuẩn rồi. Mấy bố dùng bitum quét trong tầm hầm để chống thấm ngược thì vãi đái ra. Đã thế quét mỏng như tờ giấy.
Rất ngắn gọn mà nói thì, chống thấm ngược là: “Nước ngấm từ mặt bên ngoài tường vào, ta tạo lớp chống thấm ở mặt bên trong tường thì gọi là chống thấm ngược”
Giải pháp chống thấm ngược này áp dụng được cho cả tường và hầm nhỉ.
Thank chủ thớt ạ