“Chuyên gia cho mình hỏi vấn đề này với ạ. Dự án bên mình đang chuẩn bị triển khai hạng mục chống thấm trong đó có thành bể bơi. Theo hồ sơ thiết kế thì lớp chống thấm quét lên mặt bê tông sau đó cán vữa lên và ốp đá hoàn thiện.
Nhưng nhà thầu thi công chống thấm nói họ đã thực hiện qua các dự án tương tự. Nếu làm chống thấm với thành bể bơi như hồ sơ thiết kế sẽ dẫn đến bong tróc và rộp lớp chống thấm. Cho nên họ đề nghị trát vữa trước sau đó mới thi công lớp chống thấm. Theo chuyên gia, thì vì sao chống thấm bể nước bị bong rộp? Cách làm theo nhà thầu thi công chống thấm yêu cầu có đúng không? Và cách xử lý như thế nào là tốt nhất?”
Trả lời: “Chào bạn! Trước hết, vấn đề bong tróc, rộp, phồng lớp thành bể đã xảy ra rất nhiều với rất nhiều loại vật liệu chống thấm. Điều này là do kinh nghiệm về vật liệu, và kinh nghiệm thi công còn chưa nhiều. Mà các nguyên nhân chính dẫn đến sự cố phồng rộp, tróc bê tông chống thấm thành bể nước là:
Mục lục
#1. Nguyên nhân dẫn đến bong tróc, phồng rộp lớp vách bể nước sau khi chống thấm và giải pháp
Nguyên nhân chính dẫn đến việc lớp thành bể nước, bể bơi,… bị nổ, phòng, rộp (hay bộp) là do:
#1.1. Vật liệu chống thấm quá dẻo
Lý do này khiến nó không chịu được lực kéo rơi và có thể bị võng. Phần lớn xảy ra đối với bể bơi, vì bể bơi có thêm lớp gạch ốp gây sức nặng lên thành bể. Để giải quyết vấn đề này, nên dùng các vật liệu chống thấm gốc xi măng có độ đàn hồi thấp như sika 107, masterseal 02. Ngoài ra, lớp thi công này không nên quá dày hơn định mức. Đối với những trường hợp tường đứng ngâm trong nước và chịu sức nặng như vậy có thể xem xét giảm bớt định mức mà vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Độ mỏng đối với lớp này cũng giảm khả năng bị võng, rơi.
#1.2. Khả năng bám dính kém giữa các lớp thi công
Thông thường thì vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng và polymer là hoàn hảo nhất đối với các loại bể có chứa nước. Các loại vật liệu gốc dầu là không phù hợp vì nó kỵ nước, gây phân tách lớp, suy yếu kết dính.
Giữa các lớp thi công sẽ luôn yếu hơn bê tông nguyên khối. Do đó, trước khi quét chống thấm 2 thành phần gốc xi măng cần nâng cao khả năng bám dính bằng cách:
- Mài tạo nhám cốt bê tông, vệ sinh, rửa bằng nước. Bởi cốt bê tông thường quá nhẵn!
- Quét phụ gia kết nối Latex. Một số đội thi công sử dụng chống thấm thẩm thấu xi măng cũng là một cách tương tự Latex để giảm khả năng ngấm nước của vật liệu. Tuy nhiên Latex sẽ có tác dụng tốt hơn để kết dính hai lớp. Và cái mà chúng ta cần ở đây là tăng cường độ bám, dính. Do vậy, Latex có tác dụng kép!
- Tô vữa một lớp nếu cốt là gạch, sau khi khô (trước khi quét chống thấm) cũng nên quét latex để tăng kết dính.
- Trước khi tô trát lớp vữa bên ngoài hoặc phủ keo dán gạch, cũng cần quét 1 lượt latex lên lớp chống thấm 2 thành phần gốc xi măng ở trên. Lớp Latex này sẽ tăng cường chống thấm cho lớp vật liệu, và cũng tăng kết dính. Hãy trộn latex với vữa nếu muốn trát lớp hoàn thiện. Bảo vệ tối đa cho lớp chống thấm chính.
- Thi công cẩn thận chân mép đáy vách bể. Chỗ này cần gia cố lưới thủy tinh và thi công cẩn trọng. Theo thời gian, các điểm chết dễ bị nứt này có thể khiến nước đi vào gây tách lớp dần dần đối với các lớp thi công kể trên. Đến một ngưỡng nào đó, có thể suy yếu các kết nối, gặp một tác động vật lý khác sẽ làm bong tróc.
- Hãy để các lớp chống thấm thật khô trước khi thi công các lớp tiếp theo. Tránh làm chúng phải chịu lực vật lý phá hoại trước khi đủ sức chịu đựng.
#2. Cách xử lý khi thành bể nước bị nổ, rộp, bong tróc sau chống thấm
Với sự cố thành bể nước, bể bơi đã bị rộp, bong từ lớp chống thấm thì chỉ có cách duy nhất là đục ra và làm lại từ khâu chống thấm đến hoàn thiện. Chú ý các lưu ý đã nói ở mục trên về giải pháp chống bong tróc. Nên nhớ, khi sửa chữa cần đảm bảo vệ sinh thật tốt bề mặt cũng như tạo nhám, tạo kết dính.
#3. Trả lời về cách xử lý trong câu hỏi nêu ra
Việc trát vữa thêm khi đã có cốt bê tông là điều không hợp lý. Vì cốt bê tông mao dẫn kém. Trong trường hợp xấu, một điểm trên lớp chống thấm bị thủng. Thì nó vẫn có thể an toàn trong thời gian rất dài.
Nhưng, nếu trát vữa lên cốt bê tông rồi quét chống thấm. Và xảy ra một điểm bị thủng ở lớp chống thấm, nước sẽ tràn vào và ủ trong lớp vữa lót đó gây mục rữa, phá hủy toàn bộ hệ thống chống thấm của thành bể.
Những lưu ý cốt lõi để chống thấm tốt cho bể có chứa nước
- Tăng khả năng bám dính các lớp thi công
- Vật liệu chống thấm phải hợp điều kiện ngâm nước và có khả năng thi công khi ẩm ướt
- Luôn thi công lớp tạo màng trực tiếp lên cốt bê tông nếu có thể (hãy tạo nhám bê tông)
- Hãy làm cẩn thận tuyệt đối với những nơi dễ nứt như mép, chân vách
- Xem xét chống thấm cả mặt bên kia vách
- Nâng cao sức bảo vệ cho lớp màng chống thấm bằng các lớp có khả năng chống thấm khác (gạch ốp, keo dán gạch, vữa latex,…). Mặc dù lớp màng là lớp chống thấm chính, nhưng cũng như quân đội chủ lực. Bao giờ cũng “ra quân sau cùng”. Một trận chiến bao giờ quân tốt cũng phải đi đầu. Quân mạnh nhất phải ở phía sau để phòng bị cho vua.
Nếu làm tốt những vấn đề trên. Bạn sẽ không lo bể bơi, bể chứa nước bị bong rộp lớp chống thấm nữa.
Tường bể nước ngầm của tôi bị nứt ngang (vết nứt rộng khoảng 1mm), không thể đào bới xung quanh hoặc làm khô thành bể, chỉ có thể bơm hết nước bể trong thời gian vài ngày, vậy cần xử lý bằng keo gì là tốt nhất?