Vật liệu chống thấm gia cường cốt sợi có tốt không?

Trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu được gia cố cốt sợi các loại là rất hay gặp. Vậy điều này có tốt không? Mời mọi người cùng xem tiếp bài viết này nhé.

Lợi ích khi sử dụng các loại cốt sợi vào vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng thông thường có thể dễ dàng tạo ra độ cứng và chịu lực nén. Tuy nhiên sẽ khó khăn để tạo ra vật liệu có cường độ chịu uốn, kéo, đàn hồi tốt. Việc này thường được giải quyết bằng việc trộn các phụ gia dạng sợi cốt liệu. Chẳng hạn, bê tông chất lượng siêu cao UHPC với độ uốn có sẵn là 12 N/mm2. Nếu muốn gia tăng sức chịu uốn cao hơn, người sử dụng có thể trộn thêm cốt sợi kim loại với khối lượng từ 50-500kg vào 1 tấn UHPC.

Thay vì trộn cốt sợi cùng vật liệu. Người ta cũng có thể chế tạo ra các loại lưới để đổ vật liệu. Nó được dùng như cốt thép. Điều này thường thấy với các lớp vải, lưới thép trong săm lốp ô tô, băng tải. Hoặc các loại lưới sợi thủy tinh được sử dụng trong chống thấm. Tất cả đều vì mục đích tăng cường sức mạnh, biến vật liệu thông thường thành…siêu vật liệu.

Tuy nhiên, với một số trường hợp sử dụng vật liệu gia cố cốt sợi có thể là “Lợi bất cập hại”. Chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:

Nguy hiểm khi dùng cốt sợi bừa bãi trong vật liệu xây dựng

Ở các nước kém phát triển, người ta thường sử dụng vật liệu có tính chất kỹ thuật cao và giá thành thấp. Tuy nhiên, họ chẳng có đủ thông tin kiến thức về sự nguy hại của chúng. Điều này dễ dàng kiểm chứng trên Google. Đó là các loại sợi amiang là nguyên nhân gây ung thư cao. Còn thủy tinh từng được cho là gây ung thư, nhưng hiện đang tranh cãi vì khó thử nghiệm để đưa ra bằng chứng. Mặc dù nó rất có hại cho sức khỏe. Nó không chỉ nguy hiểm cho thợ xây dựng, người sử dụng. Mà còn đối với người phá dỡ, sửa chữa công trình. Và khi thải ra môi trường, đó là tác nhân gây hại cho cộng đồng.

Việc sử dụng các loại vật liệu cốt sợi thủy tinh, amiang dường như chưa được kiểm soát tại Việt Nam và các nước nghèo khác. Trong khi tại các nước tiến bộ, người ta kiểm soát khá nghiêm ngặt.

Cốt sợi bông thủy tinh là gì?

Sợi bông thủy tinh tổng hợp là nhóm vật liệu vô cơ kiểu sợi. Được làm từ đá, xỉ, đất sét hoặc thủy tinh. Nó chứa Canxi silicat hoặc aluminum và phần nhỏ các oxit kim loại khác. Chúng có cấu trúc “vô định hình”, không như các sợi tự nhiên khác.

Sợi thủy tinh có 2 loại: Sợi dạng len (nhiều sợi se vào nhau) và sợi nhỏ (mảnh). Nếu vật liệu chưa sợi bông thủy tinh như tấm cách điện hay cách nhiệt mà rơi xuống, hay bị hỏng. Chúng sẽ trở thành bụi thủy tinh trong không khí. Khiến con người xung quanh hít phải.

Da và mắt cũng dễ bị dính sợi thủy tinh khi tiếp xúc trực tiếp nếu không có găng bảo hộ và mặt nạ phòng độc.

Những ai có khả năng bị phơi nhiễm sợi thủy tinh?

Công nhân sản xuất sợi bông thủy tinh

Nhân viên tại các nhà máy sản xuất sợi thủy tinh tổng hợp thường xuyên phải tiếp xúc với nguy cơ này.

Công nhân thi công vật liệu có sợi thủy tinh

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với dạng vật liệu này có nguy cơ bị phơi nhiễm cao. Đặc biệt khi sợi thủy tinh được trộn với các loại bột.

Công nhân phá dỡ, sửa chữa công trình

Công nhân làm việc sửa chữa công trình, phá dỡ thường phải tiếp xúc qua da, mắt với liều lượng cao trong thời gian ngắn.

Triệu chứng khi bị phơi nhiễm sợi thủy tinh

Khi bị phơi nhiễm bông sợi thủy tinh thường có triệu chứng ngứa ngáy trên da. Hoặc có thể kích ứng đường hô hấp như đau họng, tắc mũi, ngứa mũi, ho,… Những triệu chứng này sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên chúng để lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể vì các sợi thủy tinh đã đi vào cơ thể.

Cần phải làm gì khi tiếp xúc các vật liệu có sợi thủy tinh, amiang?

Để bảo vệ sức khỏe. Người tiếp xúc sợi nói trên và vật liệu xây dựng chứa chúng cần phải sử dụng bảo hộ chất lượng. Chú ý tới găng tay, khẩu trang, kính mắt, quần áo bảo hộ đầy đủ.

Có nên sử dụng sợi thủy tinh, amiang không?

Câu hỏi này đứng trên góc độ xã hội, sức khỏe thì không nên. Sợi thủy tinh cũng là vật liệu khó xử lý. Hiện nay Urenco 10 tại Hà Nội cũng phải lưu giữ trong kho, vì chúng không thể đốt hoặc phá hủy. Đồng thời rất dễ phát tán ra môi trường. Chúng gây hại cho sức khỏe của thợ, và người sử dụng, người phá dỡ.

Mọi người không nhận ra rằng đôi khi bệnh Phổi Tắc nghẽn Mãn tính còn tồi tệ hơn ung thư, một số bệnh ung thư có thể chữa được, nhưng dạng xơ hóa phổi này cơ bản là không thể.

Tiến sĩ Marjolein Drent, Đại học Maastricht.

Một báo cáo của Tờ báo EU Today trình bày tại hội nghị đề nghị cần có thay đổi về pháp lý trên 03 khu vực.

  • Cần kiểm tra lại Sợi thuỷ tinh nhân tạo để tái xác định nguy cơ gây bệnh ung thư từ việc sử dụng chúng.
  • Cần có Luật nhằm bảo vệ công nhân xây dựng và những người khác tiếp xúc với Sợi thuỷ tinh nhân tạo. Phải đảm bảo rằng có đủ thông tin về các rủi ro có thể xảy ra. Yêu cầu bắt buộc phải sử dụng bảo hộ an toàn lao động phù hợp tại công trường.
  • Ghi nhãn sản phẩm cảnh báo về việc sử dụng các vật liệu có hại cho sức khỏe như sợi thủy tinh.
5/5 - (27 bình chọn)

One thought on “Vật liệu chống thấm gia cường cốt sợi có tốt không?

  1. Bùi Vũ Thủy Tiên nói:

    Thật kinh khủng. Chúng ta sử dụng sợi thủy tinh tràn lan ở mọi công trình xây dựng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *